---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Lục Đạo
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Ṣaḍ-mārga (S), Ṣaḍ-gati (S), Ṣaḍakula (S), Six paths, Six planes of existence, Rokudo (J).
----------------------------- Phật Học Danh Số - Như Thọ - Nguyên Liên -----------------------------
● Lục đạo còn gọi là lục thú, đạo là đường, thú là nơi hướng tới. Ý nói chúng sanh khi chưa khỏi vòng sống chết luân hồi, thường phải tái sinh vào một trong sáu cõi trên. Sáu cõi này là chúng phàm phu qua lại , nên còn gọi là lục phàm.
- Địa Ngục: Cõi của những cảnh khổ triền miên.
- Ngạ Quỉ: Cõi của những sinh vật luôn bị nạn đói dày vò, khủng khiếp vô cùng tận.
- Súc sanh: Kinh điển thường gọi là bàng sanh, chỉ chung cho các loại chim muôn, súc vật, côn trùng..v..v…
- A Tu La: Cõi của giống sinh vật to lớn hiếu chiến hay sinh sự đánh nhau với loài người, trời .
- Nhơn: Là các sinh vật loài người. Thiên: Bao gồm những cõi sinh vật cao cấp, có trí tuệ và hạnh phúc hơn loài người.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 六道 (Pháp Hoa Văn Cú)
Đạo nghĩa là có thể làm cho lưu thông. sáu đường sống, chết trôi lăng qua lại, nên gọi là lục đạo.
Một, Thiên Đạo. Thiên tức là thiên nhiên, tự nhiên. Thân thể và lạc thú đều tốt đẹp hơn; đó gọi là Thiên Đạo.
Hai, Nhân Đạo. Nhân là chịu đựng vậy. Những cảnh khổ, vui ở đời đều có thể chịu đựng và an phận; đó gọi là Nhân Đạo.
Ba, A Tu La Đạo. Tiếng Phạn là A Tu La, tiếng Hoa là Vô Đoan (xấu xí), phi thiên (không giống trời). Đạo này hoặc ở ven biển, dưới đáy biển, hoặc ở trong hang lưng chừng núi Tu Di; cung điện rất đẹp, mà lòng luôn hiềm nghi, ghen ghét, hay thích đánh nhau; đó gọi là A Tu La Đạo.
(Vô Tửu, Pháp Hoa Kinh Sớ nói; Tu La ở trong bốn thiên hạ hái hoa, ngâm vào biển làm rượu; vì nghiệp lực của cá và rồng, làm cho vị của biển không thay đổi (thành rượu), nên tu la nổi lên giận dữ, thề bỏ rượu. Vì vậy gọi A Tu La là Vô Tửu. Vô Đoan Chánh. Loài tu la nam xấu; nữ đẹp; nên gọi là Vô Đoan chánh. Vô thiên hay phi thiên. Tịnh Danh sớ nói: Thần này có quả báo rất tốt, gần giống trời mà không phải trời).
Bốn, Ngạ Quỷ Đạo. Đạo này hoặc ở đáy biển, hoặc ở trong núi rừng, hoặc hình thể giống người, hoặc giống thú. Người nghiệp nặng thì không ăn uống được, lửa, thiêu đốt, không nghe đến tên của nước uống. Người nghiệp nhẹ hơn thì tìm kiến các thứ dơ bẩn như cứt, máu, mủ, cặn bã của người đời mà ăn uống. Người nghiệp nhẹ hơn nữa, thì thường xuyên ăn uống thiếu thốn. Đó gọi là Ngạ Quỷ Đạo.
Năm, Súc Sanh Đạo. Súc sanh cũng gọi là bàng sanh. Đạo này ở khắp mọi nơi, mang lông đội sừng, vảy mai, lông lá có rất nhiều loại, ăn thịt lẫn nhau, chịu khổ rất nhiều. Đó gọi là Súc Sanh Đạo.
(Bàng Sanh, Bà Sa Luận nói: Hình bàng hành bàng. Hình bàng là thân hình nằm ngang mặt đất, không thẳng đứng. Hành bàng là những điều đã làm ở kiếp trước tà vạy, bất chánh).
Sáu, Địa Ngục Đạo. Ngục này ở dưới đất, có đủ nước đồng sôi, dao kiếm nhiều như cây mọc trong rừng hành hạ tội nhân chịu biết bao khổ sở. Đó gọi là địa ngục đạo.
LỜI CẢNH TỈNH CỦA LÃO THIỀN SƯ     GIẢI THÍCH DANH HIỆU, CUNG ĐIỆN, HỒ BÁU     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Lương Vũ Đế     Truyện tranh: Thập Đại Đệ Tử – A Na Luật     Bánh Tét Thái Nhân Mít Dừa Non     Vì Sao Ban Đêm Không Nên Rửa Chén Bát?     Tự Tâm Thôi Thúc Xuất Gia     Mục Liên Truyền Kỳ     Nhà Chùa Không Sử Dụng Bùa Ngải     Pháp khác để thích hợp?     




















































Pháp Ngữ
Học là tốt, hay không là tốt?
Kẻ học như nếp lúa trên đời.
Kẻ dốt như cỏ dại thôi,
Nếp, lúa cung cấp cho người ấm no.
Còn cỏ dại, phải lo dọn kỹ,
Phải cày bừa không nghỉ suốt mùa.
Mai sau kém cạnh ganh đua,
Ăn năn thì đã già nua mất rồi!

Muốn Nhân, không học thì ngu,
Bị người lạm dụng, mịt mù đúng sai.
Muốn Trí, không học nguy tai!
Nghĩ gì làm nấy, biết ai giữ kèm?
Muốn Tín, không học chẳng nghiêm.
Cho mình sẵn đúng, đâu tìm cái hay?
Muốn Thẳng, không học cũng gay,
Khăng khăng tự tiện, cấm ai góp lời.
Muốn Dũng, không học hỏng đời,
Mặc tình gây rối, chẳng nơi nào từ.
Muốn Cứng, không học càng hư,
Không quen nín nhịn, gần như điên cuồng.
Muốn đức hạnh tốt luôn luôn,
Phải thêm cái học mới vuông, mới tròn.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,926 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,333 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Le hoa
Lượt truy cập 36,868,426